Có thể nói hóa đơn là một trong những vấn đề quan trọng cần được doanh nghiệp chú tâm trong quá trình kinh doanh. Trong một số trường hợp, chủ doanh nghiệp muốn đổi tên cho công ty nhưng lại không biết công ty có phải in lại hóa đơn sau đó không, sau khi đổi tên có được sử dụng hóa đơn cũ chưa dùng hết nữa hay không,… Khi đó, kế toán ngoài việc tìm hiểu về bảng giá phần mềm hóa đơn điện tử cũng cần phải nắm được cách xử lý tình huống đổi tên công ty trên hóa đơn để có thể chủ động trong công việc, tránh sai sót.
1. Quy định về việc sử dụng hóa đơn khi thay đổi tên công ty ở trên hóa đơn
Những hóa đơn ở trong doanh nghiệp đã thực hiện thông báo phát hành nhưng ở trên hóa đơn sử dụng vẫn chưa in sẵn tên, địa chỉ của công ty ở trên tờ hóa đơn thì khi công ty có sự thay đổi về tên của công ty hay sự thay đổi về địa chỉ nhưng lại không có sự thay đổi về mã số thuế và cả cơ quan quản lý trực tiếp trong trường hợp doanh nghiệp vẫn có nhu cầu sử dụng những hóa đơn đã đặt in.
Lúc này doanh nghiệp chỉ việc đóng dấu tên và địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên và địa chỉ in sẵn. Như vậy doanh nghiệp đã có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn. Sau đó, doanh nghiệp sẽ gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Khi mã số thuế và cả cơ quan quản lý thuế không có sự thay đổi, doanh nghiệp mới được sử dụng hóa đơn khi thay đổi thông tin ở trong công ty. Vậy nên, lúc này doanh nghiệp đã có thể được phép đóng dấu cả tên và cả địa chỉ ở bên cạnh các tiêu thức đã thay đổi và có thể tiếp tục sử dụng hóa đơn này. Cuối cùng, doanh nghiệp cần phải gửi thông báo về việc điều chỉnh thông tin được in ở trên hóa đơn cho cơ quan thuế biết.
2. Những trường hợp hủy hóa đơn mà doanh nghiệp nên biết
– Hóa đơn in bị sai, in thừa hay in trùng: Những trường hợp hóa đơn này cần phải được hủy trước khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý hợp đồng hóa đơn đặt in.
– Đối với những cá nhân hay các tổ chức khi không tiếp tục sử dụng hóa đơn nữa: Cần phải nhanh chóng thực hiện việc hủy hóa đơn không sử dụng đến. Đối với thời hạn hủy dành cho các cá nhân hay tổ chức được quy định kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế, thời hạn hủy chậm nhất là 30 ngày.
– Đối với trường hợp bên cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết hạn sử dụng: Các cá nhân, tổ chức cần phải nhanh chóng tiến hành hủy hóa đơn. Thời gian quy định để hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết hạn sử dụng.
– Đối với hóa đơn sử dụng ở trong các đơn vị kế toán: Kế toán viên sẽ thực hiện việc hủy hóa đơn theo quy định của Luật kế toán.
– Đối với những hóa đơn chưa được lập nhưng lại trở thành vật chứng quan trọng liên quan đến các vụ án: Trường hợp này sẽ không hủy mà để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn chuẩn bị thủ tục, hồ sơ hủy hóa đơn
Khi chuẩn bị hủy hóa đơn, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thủ tục như sau:
– Quyết định về việc thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Những trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh sẽ không cần thành lập.
Mức Xử Phạt Đối Với Doanh Nghiệp Nộp Chậm Tờ Khai Thuế
5 Nguyên Tắc Lập Hóa Đơn Điện Tử Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ
– Bảng kiểm kê những hóa đơn cần phải hủy. Cần phải ghi chi tiết: tên của hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn cần hủy…
– Biên bản về việc hủy hóa đơn
– Thông báo kết quả về việc hủy hóa đơn được in thành hai bản, trong đó 1 bản để lưu tại nơi sử dụng hóa đơn, 1 bản để nộp lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
– Hồ sơ hủy hóa đơn sẽ được lưu tại tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.