Mức xử phạt đối với doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế

Nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp khi vận hành bao gồm rất nhiều thủ tục về điều kiện kinh doanh, về thuế, về quyền và lợi ích của người lao động. Nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì đều sẽ bị xử phạt hành chính. Do đó, ngoài việc tìm hiểu về thời hạn chuyển đổi hóa đơn điện tử, kế toán nên lưu ý về thời hạn nộp các thủ tục theo đúng quy định. Trong bài viết này, mức xử phạt đối với doanh nghiệp nộp chậm tờ khai thuế sẽ được đề cập để kế toán có thể tham khảo.

1. Thời hạn nộp tờ khai thuế đối với doanh nghiệp

– Đối với doanh nghiệp khai thuế theo tháng thì thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

– Đối với doanh nghiệp khai thuế theo quý, thời hạn chậm nhất để nộp là trong vòng 30 ngày khi bước sang quý tiếp theo.

– Đối với thời hạn nộp và khai thuế năm thì chậm nhất là trong vòng 30 ngày khi bước sang năm tiếp theo. Lưu ý là thời hạn sẽ được tính theo dương lịch.

– Đối với thời hạn khai thuế khi doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ thuế: thời hạn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Đối với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thì chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm và bước sang năm mới.

Trên đây là những quy định về thời hạn để nộp tờ khai thuế mà kế toán viên cần phải lưu ý bởi chỉ cần nộp chậm sau những mức quy định này dù chỉ là 1 ngày thì doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt.

nộp thuế

2. Mức phạt hành chính khi doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ khai thuế

– Nộp chậm từ 1 đến 5 ngày: bị phạt cảnh cáo. Nếu là lần vi phạm đầu tiên thì sẽ có tình tiết giảm nhẹ cho doanh nghiệp.

– Nộp chậm từ 1 đến 10 ngày: Mức phạt hành chính trung bình là 700 ngàn đồng. Trong trường hợp mà doanh nghiệp có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt 400 ngàn đồng. Nếu như có tình tiết tăng tội vi phạm thì tối đa sẽ là 1 triệu đồng.

– Nộp chậm từ 10 đến 20 ngày: Mức phạt trung bình cho lỗi vi phạm này là 1.400.000 đồng. Nếu như trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng tình tiết giảm nhẹ thì sẽ phạt 700 ngàn đồng còn nếu doanh nghiệp bị tăng tội vi phạm thì sẽ bị phạt tối đa là 2 triệu đồng.

– Nộp chậm từ 20 đến 30 ngày: Mức phạt hành chính trung bình là 2.100.000 đồng. Đối với những trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ phạt 1.200.000 đồng. Đối với những trường hợp có tình tiết tăng tội thì mức xử phạt cao nhất là 3 triệu đồng.

– Nộp chậm từ 30 đến 40 ngày. Mức xử phạt hành chính trung bình là 2.800.000 đồng. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ: 1.600.000 đồng. Trường hợp tình tiết tăng tội: 4.000.000 đồng

– Nộp chậm từ 40 đến 90 ngày. Mức xử phạt hành chính trung bình: 3.500.000 đồng. Nếu có tình tiết giảm nhẹ: 2.000.000 đồng. Nếu có tình tiết tăng tội: 5.000.000 đồng 

Giải Đáp Một Số Thắc Mắc Thường Gặp Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân 

Khấu Trừ Thuế GTGT Đầu Vào Hàng Xuất Khẩu Cần Điều Kiện Gì?

3. Cách tính tiền nộp chậm tờ khai thuế doanh nghiệp cần biết

Để tránh trường hợp cả hai bên có thắc mắc về vấn đề tiền phạt hành chính về hành vi nộp chậm thì kế toán của doanh nghiệp cần phải biết cách tính tiền phạt nộp chậm:

– Kể từ thời hạn mà doanh nghiệp cần phải nộp thuế cho đến ngày thứ 90: phát sinh 0.05% mỗi ngày tính dựa trên số tiền thuế mà DN phải nộp. Nếu như trong trường hợp mà DN nộp chậm quá ngày 90 và bắt đầu bước qua ngày 91 thì lúc này mức tiền phạt sẽ tăng lên là 0.07% một ngày.

– Số ngày được tính là nộp chậm tờ khai thuế sẽ được xác định như sau: Bắt đầu được tính từ ngày kế tiếp của ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai đã quy định. Như vậy kế toán của doanh nghiệp có thể tự xác định số tiền mà doanh nghiệp bị phạt nộp chậm. Số tiền nộp chậm sẽ được tính dựa trên số ngày nộp chậm và số tiền nộp chậm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *