Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm là một trong những vấn đề được người lao động cũng như doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Xoay quanh vấn đề này có khá nhiều vướng mắc mà không phải người lao động hay chủ doanh nghiệp có thể nắm rõ. Bên cạnh những bài viết đã chia sẻ về cách tra cứu nhiều hóa đơn, cách lập giấy nộp tiền trên thuế điện tử, hướng dẫn làm báo cáo tài chính cuối năm,… bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp một số vấn đề thường gặp về thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm gửi đến quý bạn đọc.
1. Các nội dung liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân – Bảo hiểm
Về Thuế thu nhập cá nhân: Liên quan đến vấn đề thuế thu nhập cá nhân gồm các nội dung: trách nhiệm khai, nộp thuế thu nhập cá nhân cả doanh nghiệp; trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp; các khoản thu chịu thuế thu nhập cá nhân,…
Về Bảo hiểm: Liên quan đến vấn đề bảo hiểm gồm có các nội dung như đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN; hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau,…
2. Vấn đề tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc
Tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để tính đóng các loại bảo hiểm bắt buộc trong đó có bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiền lương tháng này được cấu thành bởi 3 yếu tố:
Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác = Tiền lương
Trong đó:
– Mức lương: là mức được tính theo thời gian làm việc; hoặc theo chức danh theo thang lương, bảng lương được người sử dụng lao động xây dựng theo thỏa thuận của hai bên; căn cứ quy định của pháp luật. Ngoài ra, với người lao động được hưởng lương theo sản phẩm hoặc theo lương khoán mức lương được tính theo thời gian để xác định giá thành sản phẩm và lương khoán.
– Phụ cấp lương: Đây là khoản phụ cấp để bù đắp những điều kiện lao động, tính chất công việc phức tạp; hoặc điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt; mà mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa tính đến. Khoản phụ cấp lương được gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Phụ cấp lương được quy định cụ thể trong Bảng phụ cấp lương và đi kèm với thang, bảng lương của đơn vị sử dụng lao động.
Một số khoản phụ cấp lương bắt buộc phải tính đóng bảo hiểm là: Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút; và các khoản phụ cấp khác có tính chất tương tự.
– Các khoản bổ sung khác: khoản tiền này được xác định cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Tiền thưởng là “khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động” (Theo Điều 103, Bộ Luật Lao động 2012) gồm có:
– Tiền thưởng sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ…
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động.
– Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
5 Nguyên Tắc Lập Hóa Đơn Điện Tử Doanh Nghiệp Cần Nắm Rõ
Có Phải Nộp Tờ Khai Thuế Khi Không Phát Sinh Thuế TNCN?
3. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của Luật Thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn thành quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (năm tính thuế). Doanh nghiệp cũng có thể quyết toán thuế TNCN thay cho các các nhân có ủy quyền.
Lưu ý: Doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong kỳ thì không cần khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.