Trong xây dựng hiện nay, phần lớn các công trình đều sử dụng các khe lún và khe co giãn giúp cho công trình thi công của bạn đảm bảo an toàn, không bị lún lệch, co ngót và xảy ra các tình trạng hư hỏng. Thi công xử lý chống thấm khe co giãn là một trong những công trình thi công được tìm hiểu và thi công nhiều nhất hiện nay. Cùng bài viết dưới đây của chúng tôi tìm hiểu làm sao để xử lý chống thấm khe co giãn đơn giản, hiệu quả.
1. Khe co giãn là gì?
Khe co giãn là công trình các khe lún, khe nứt của công trình xây dựng, đây là những khoảng chống kết cấu của dầm hay những khe hở được cắt dọc khi thi công từ phần móng đến mái để phân chia công trình thành hai bên riêng biệt với nhau. Thông thường, đây là khe hở và có thể dễ dàng xảy ra tình trạng thấm nước khiến cho nước ngấm vào tường nhà, phá huỷ các liên kết, kết cấu bền vững của ngôi nhà.
2. Phân loại khe co giãn
Khe co giãn óc rất nhiều lại, ta có thể phân biệt những khe co giãn này thành những loại khe co giãn như:
- Khe co giãn nhiệt: Khe co giãn nhiệt là một khoảng khe hở hẹp và dài, được dùng giúp chia tách công trình thành hai khối tách nhau và riêng biệt. Trong xây dựng, việc thi công khe co giãn nhiệt này giúp hạn chế ngôi nhà của bạn bị ảnh hưởng khi công trình gặp phả thời tiết nóng lạnh đột ngột khiến cho vật liệu xây dựng xảy ra tình trạng co ngót gây nứt vỡ công trình. Tình trạng co ngót xảy ra đối với vật liệu thi công xây dựng có thể dao động từ 1-5 cm, vì vật, khi thi công xây dựng người ta thường tạo ra những khe nhiệt này giúp cho vật liệu có khoảng trống để giãn nở.
- Khe kháng chấn: Đây là một loại khe iso cho vật liệu có thể co giãn có tác dụng gần giống với khe giãn nhiệt nhằm mục đích bảo vệ công trình thi công xây dựng của bạn khỏi những ảnh hưởng của môi trường và địa chất như động đất, rung chấn và ảnh hứng từ những công trình xung quanh.
- Khe lún: Khe lún cũng tương tự như khe giãn nhiệt và khe kháng chấn. Tuy nhiên đối với khe lún không chỉ được cắt qua công trình thi công mà được tiến hành cắt qua móng của công trình. Khoảng khe lún thường từ 24m trở lên giúp cho tách biệt công trình của bạn thành hai bi chuyển vị độc lập giúp hạn chế tối đa nhưng dư chấn dẫn đến sụt lún.
>> Bài viết nổi bật:
3. Tại sao cần xử lý chống thấm khe co giãn?
Bởi bản chất của khe co giãn là nơi hở, tiếp xúc và chịu tác động trực tiếp của điều kiện thời tiết như mưa, nắng nên tình trạng thấm dột xảy ra là khá phổ biến và thường xuyên, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến thấm nước vào kết cấu công trình nhà ở và lan rộng vùng ẩm ra một cách nhanh chóng.
4. Giải pháp xử lý chống thấm khe co giãn
4.1 Xử lý chống thấm khe lún thi công rước
Thi công xử lý chống thấm khe co giãn lún thi công trước là công đoạn thi công trước khi thi công công trình. Công đoạn thi công được thực hiện đơn giản, đường và có hiệu quả cao hơn. băng cản nước là vật liệu được sử dụng phổ biến và hiệu quả cho công đoạn thi công xử lý chống thấm này.
4.2 Xử lý khe lún thi công sau
Sử dụng Sika để xử lý khe lún thi công sau giúp mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu hơn cho công trình thi công của bạn.
Lưu ý cần thực hiện thi công chống thấm bằng Sika với đội ngũ thi công chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, xử lý chống thấm khe co giãn bởi đây là công trình rất khó và đòi hỏi yêu cầu chính xác, tỉ mỉ, đặc biệt với vật liệu chống thấm Sika được coi là một trong những hoá chất chống thấm vì vậy cần đặc biệt chú ý về độ an toàn.
Xử lý chống thấm khe co gãi là một quy trình thi công, xử lý đòi hỏi có kinh nghiệm và thi công hiệu quả nhất. Việc xử lý chống thấm nhanh chóng và kịp thời đối với khe co giãn cho công trình là điều vô cùng quan trọng và quyết định tính bền vững cũng như tuổi thọ dài lâu với các công trình xây dựng nhà ở hay những công trình thi công khác.
>> Xem thêm: Sơn chống thầm cho trần nhà có mang lại hiệu quả cao không?