Phương pháp thi công mang chong tham HDPE và các bước thực hiện

Mang chong tham HDPE là vật liệu được sản xuất từ hạt cao phân tử polyethylene nguyên sinh có tác dụng chống thấm rất tốt. Vì vậy chúng được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nuôi trồng thủy sản, bãi xử lý và chôn lấp rác thải, thủy điện, kênh dẫn, đê đập, giao thông… Vậy thi công bạt HDPE như nào để phát huy công dụng chống thấm cao nhất?

Chuẩn bị mặt bằng thi công mang chong tham HDPE

Mặt bằng của mỗi công trình sẽ có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, để thi công màng chống thấm HDPE cần phải chuẩn bị mặt bằng đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chuẩn bị mặt bằng đã thiết kế hệ thống tiêu thoát nước mưa hoặc nước ngầm tùy theo tính chất dự án.

  • Mặt bằng phải được san phẳng, sạch sẽ, khô ráo và nền đất chắc, không có đá dăm, cành cây, vật sắc nhọn… 

Chuẩn bị mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE 

Chuẩn bị mặt bằng thi công màng chống thấm HDPE 

Thi công rãnh neo

Sau khi đã chuẩn bị mặt bằng thi công bạt HDPE xong, bước tiếp theo là đào rãnh neo để chôn mép màng. Trước khi đào rãnh neo cần tính toán độ sâu và chiều rộng của rãnh trên bản thiết kế để đảm bảo khi trải mang chong tham HDPE tại rãnh, mép màng không bị lồi ra để tránh phá huỷ vật liệu. 

Khi đã đào rãnh xong, tiến hành đổ đất rãnh neo theo quy cách đã tính toán trước đó. Lưu ý, phải đổ đất ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE xong, điều này để không phải bắc cầu qua rãnh neo.

Thi công lót bạt HDPE

Các bước thi công bạt HDPE như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra lại mặt bằng và rãnh neo xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa một lần nữa.

  • Bước 2: Vận chuyển vật liệu đến địa điểm thi công.

  • Bước 3: Trải bạt chống thấm HDPE trên mặt phẳng đã chuẩn bị, căn chỉnh đúng vị trí và kéo căng màng để không có nếp gấp hay bị gôg ghề. Để kéo bạt căng có thể dùng bao tải chứa đất hoặc cát để cố định dọc mép bạt tại khu vực bạt chồng lên nhau.

  • Bước 4: Hàn màng chống thấm để liên kết các tấm bạt với nhau bằng phương pháp nhiệt. Nên hàn các mối theo chiều dọc vì nếu thực hiện theo chiều ngang của mái dốc có thể dẫn đến lật máy. Sau khi hàn xong kiểm tra lại mặt bằng và tiến hành bàn giao lại cho chủ dự án.

Hàn các mối màng chống thấm HDPE

Hàn các mối màng chống thấm HDPE

Lưu ý: Tùy vào tính chất của dự án cũng như loại màng HDPE mà áp dụng phương pháp hàn phù hợp, có thể là hàn nóng hoặc hàn đùn:

  • Phương pháp hàn nóng: thường áp dụng để hàn các tấm bạt chống thấm HDPE liền kề, vẫn còn mới tinh, dành cho các dự án mới thi công.

  • Phương pháp đùn: Áp dụng trong trường hợp bạt HDPE có các lỗ thủng, màng bị lỗi hoặc có các chi tiết đặc biệt nên thường sử dụng khi tận dụng lại màng chống thấm.

Với những thông tin về các bước trong phương pháp thi công màng chống thấm HDPE như trên, hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với vải địa kỹ thuật Ngọc Phát qua địa chỉ:

Địa chỉ 1: Thôn 5, Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Địa chỉ 2: 32 P. Đại Từ, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 098 968 66 61

Email: [email protected]

Có thể bạn quan tâm:

>> Tin tức

>> Blog

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *