Kỹ thuật nuôi bò sữa, cách phối giống và chăm sóc bò sữa tốt nhất

Kỹ thuật nuôi bò sữa – Bật mí cách chăn nuôi bò sữa hiệu quả, nâng cao thu nhập

Nuôi bò sữa không phải quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần các trang trại nuôi bò sữa đều có quy mô nhỏ, lẻ, một số người dân chưa nắm được kiến thức chăn nuôi, dẫn đến những thất bại. Nếu bạn đang có ý định chăn nuôi bò sữa thì hãy tìm hiểu ngay kỹ thuật nuôi bò sữa trong bài viết này nhé.

  1. Chuồng trại nuôi bò sữa

Để bò phát triển tốt, cần chuẩn bị chuồng trại với những tiêu chí bắt buộc như:

  • Vị trí: cần làm chuồng nuôi cao ráo, thông thoáng, không bị ứ đọng nước gây ra những mầm bệnh cho bò.
  • Hướng làm chuồng: Hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh gió lùa, và hướng nắng ấm.
  • Có sân cho bò vận động, đi lại.

>>> Xem thêm: Nuôi bò sữa bằng máy băm cỏ cho bò cho năng suất ấn tượng!

  1. Cách chọn bò sữa giống

Chất lượng con giống được xem là yếu tố quyết đinh đến 50% sản lượng sữa. Chính vì vậy, khâu chọn giống cực kỳ quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của bò sữa.

Để lựa chọn được giống bò tốt, các bạn cần nắm những yếu tố sau:

  • Ngoại hình: Đầu nhẹ, các bộ phận cân đối với cơ thể, chân trụ vững và chắc chắn. Bộ phận vú phải mềm mại, phát triển đồng đều, bầu vú to rộng. Đặc biệt, cần quan sát kỹ lưỡng chọn bò không mắc bất kỳ dị tật nào.
  • Trọng lượng: Trọng lượng phù hợp của các giống bò sữa hiện nay tính cho bò đã được 3 – 4 tuổi. Tùy mỗi loại giống mà cân nặng sẽ khác nhau:

+ HF thuần chủng: tối thiểu 450kg/con, tối đa 500 kg/con.

+ HF lai bò nội: tối thiểu 350kg/con, tối đa là 400kg/con.

+ Lai Sind: ít nhất 280 kg/con, tối đa 320kg/con.

  • Di truyền: Khi chọn giống cần biết rõ nguồn gốc bố mẹ. Để làm được điều này, các bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín, để đảm bảo nguồn gốc.
  • Năng suất sữa: Tùy vào mỗi giống bò mà yêu cầu về lượng sữa sẽ khác nhau:

+ HF lai: trung bình khoảng 9kg/ngày

+ Lai Sind: trung bình từ 7kg/ngày

  1. Cách phối giống bò sữa

Dấu hiệu động dục:

  • Bò bắt đầu bỏ ăn hoặc ăn rất ít, thích nhảy lên con khác, bộ phận sinh dục của con cái chuyển sang màu đỏ và chảy dịch nhờn.
  • Các dấu hiệu động dục chỉ xuất hiện trong 1 – 1,5 ngày. Nên cho bò nhảy giống 2 lần để tỷ lệ đậu thai cao hơn.
  • Sau từ 21 – 25 ngày sau khi sinh thì bò cái động dục tiếp, tuy nhiên để bò đảm bảo lượng sữa tốt nhất thì nên cho chúng động dục sau khoảng 3 – 4 tháng.

Cho phối giống

Hiện nay, có 2 cách phối giống cho bò cái sinh sản  là phối trực tiếp hoặc phối nhân tạo.

  • Phối trực tiếp: cho bò đực và bò cái phối giống tự nhiên, tuy nhiên như vậy dễ nhiễm bệnh.
  • Phối nhân tạo: Phương pháp này đang được áp dụng phổ biến vì người nuôi có thể lựa chọn theo ý muốn,

Bò cái sẽ mang thai từ 9 – 10 tháng

  1. Chăm sóc tiền và hậu sản

Đối với các trường hợp bình thường thì có thể để bò đẻ tự nhiên, nếu đẻ khó thì người chủ chỉ cần hỗ trợ bằng cách kéo bò ra khỏi bò mẹ.

Sau khi bò đẻ xong cần bổ sung thêm nhiều thức ăn thô, xanh và khoáng chất để bò mẹ nhanh lại sức.

Sau 4 ngày kể từ khi sinh, cần vệ sinh tử cung cho bò mẹ.

Chuẩn bị nước ấm để massage vùng vú của bò, như vậy sẽ kích thích tuyến sữa chảy đều. Mỗi ngày 3 – 4 lần, thực hiện trong vòng 2 tuần. Cần quan sát màu sữa để điều chỉnh chế độ ăn của bò một cách tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi bò sữa mà bà con nên biết. Để bò phát triển tốt, cần đảm bảo nguồn thức ăn dinh dưỡng, chế biến bằng máy băm cỏ cho bò để bò dễ hấp thu. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *