Kinh doanh quán trà sữa ở nông thôn có nhiều ưu điểm như: vốn đầu tư thấp, nguồn khách hàng tiềm năng, ít đối thủ cạnh tranh,…Nếu bạn đang quan tâm đến mô hình kinh doanh này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1.Nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu
Trước khi bắt tay mở quán, bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường khu vực dựa trên các yếu tố như:
- Nhu cầu tiêu thụ ra sao? Có tiềm năng phát triển hay không?
- Các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Ưu và nhược điểm của họ là gì?(Cổ nhân vẫn thường nói
- “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là vậy đó)
- Khẩu vị đại đa số là gì? Xu hướng nào đang được ưa thích?
- Đối tượng khách hàng tiềm năng ra sao? Tần suất tiêu thụ là bao nhiêu?
- Qua những dữ liệu đó, bạn sẽ nắm được tình hình chung của khu vực từ đó định hướng được sự phát triển của quán một cách đúng đắn, tránh sai lệch, nhầm hướng ngay từ bước đầu. Vì là mở quán ở vùng nông thôn, chủ yếu khách hàng là người có mức thu nhập trung bình do đó bạn cần hướng tới tâm lý mức giá phù hợp với túi tiền có thể uống hàng ngày.
2. Vốn đầu tư
Với mô hình kinh doanh trà sữa ở nông thôn, có rất nhiều sự lựa chọn về khoản vốn đầu tư cho bạn.
Với mức vốn ít hơn 10 triệu đồng: phù hợp với kinh doanh online, quy mô nhỏ. Bạn sẽ đảm nhiệm tất cả mọi công việc từ pha chế đến đóng gói, giao hàng và cũng có thể tự quảng cáo được sản phẩm trên các trang mạng xã hội mà không mất chi phí nào.
Với mức vốn 10-50 triệu đồng: bạn có thể kinh doanh trà sữa ở vỉa hè. Hình thức này tuy không tốn nhiều vốn nhưng lại khá vất vả vì bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
Với mức vốn 100 triệu đồng: bạn có thể thuê mặt bằng nho nhỏ để tự mở một cửa hàng của riêng mình. Từ đó đa dạng hoá mặt hàng, thu hút nhiều khách hơn.
Với mức vốn trên 200 triệu đồng: Bạn có thể mở được một cửa hàng ở vị trí đẹp, có thể đầu tư vào trang trí, mở rộng quán hơn. Hoặc bạn có thể tham khảo hình thức hạn chế rủi ro hơn là kinh doanh nhượng quyền. Khi đó bạn sẽ được hỗ trợ từ nguyên liệu, công nghệ, máy móc, thiết bị,…và cả việc marketing.
Không gian quán đẹp, ấn tượng cũng là một điểm thu hút khách hàng, vì vậy bạn có thể cân nhắc việc thuê người thiết kế hay tự mình tìm hiểu tham khảo tự trang trí quán phù hợp với chi phí đang có. Quán ở khu vực nông thôn, lượng khách chủ yếu là học sinh, sinh viên nên chọn cách trang trí trẻ trung, bắt mắt, phù hợp với xu hướng giới trẻ.
>> Có thể bạn quan tâm:
-
Phương pháp phối màu sơn cho phòng ngủ nhỏ ấn tượng và bắt mắt
-
Một số ý tưởng trang trí vách đầu giường siêu đẹp cho phòng ngủ
3. Nguyên liệu, máy móc, nhân viên.
Nguyên liệu: kinh doanh quán trà sữa cần những nguyên liệu như: trà, hương liệu, các loại topping, đồ ăn vặt đi kèm(nếu có),… Bạn cần chú trọng đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như nguồn cung cấp có tính ổn định hay không.
Dụng cụ, máy móc: Để việc kinh doanh thuận lợi, dễ dàng hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như máy ủ trà, máy dập nắp cốc, máy in hoá đơn,…tuỳ theo số vốn đang sở hữu.
Tuyển dụng nhân viên: Tuỳ vào lượng công việc, doanh thu của quán mà bạn nên thuê số lượng người phù hợp, tránh sự lãng phí.
4. Chiến lược Marketing
Bạn có thể bắt đầu quảng bá quán trà sữa của mình trên trang cá nhân, fanpage của các trang mạng xã hội( Facebook, Instagram, Tiktok,..). Nếu muốn thu hút nhiều lượt xem, quan tâm của khách hàng bạn cũng có thể đầu tư một khoản phí để thuê chạy quảng cáo hoặc liên kết với các trang review đồ ăn phổ biến như Foodie, Lozi,…
Ngoài việc quảng cáo online trên mạng internet, bạn cũng có thể áp dụng tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo,…
Việc thêm vào những minigame, thẻ tích điểm, khuyến mãi, tri ân khách hàng quen thuộc cũng là một cách hấp dẫn, thu hút thêm nhiều khách hàng
5. Pha chế
Kinh doanh quán trà sữa thì pha chế được một cốc trà sữa ngon, mang đặc trưng riêng của quán là một điều vô cùng quan trọng. Và bạn có thể học pha chế trà sữa qua một số cách như:
- Tham gia lớp học pha chế
- Học việc tại cửa hàng trà sữa có tiếng
- Mua nhượng quyền thương kinh doanh trà sữa
Trà sữa hiện nay là một trong số những đồ uống chiếm được tình cảm của đại đa số khách hàng, đặc biệt là giới trẻ. Kinh doanh trà sữa ở nông thôn đang là một trong những mô hình dễ phát triển và đầy tiềm năng.Hy vọng bài viết trên phần nào đem lại được cho bạn một số thông tin cơ bản, hữu ích về mô hình kinh doanh này. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc để lại lời nhắn dưới phần bình luận để được giải đáp một cách kịp thời và nhanh chóng nhất nhé.
>> Xem thêm: Mở đại lý sơn: Cần bao nhiêu vốn? Nên lựa chọn hãng nào?